An toàn khi làm việc nơi hóa chất

Stt
Nội dung
Yêu cầu cần đạt

1

Giới thiệu chung về công tác an toàn lao động:

 

1.1

Mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn lao động

Làm cho người học hiểu được:
- Mục đích của công tác ATLĐ là đảm bảo an toàn thân thể, loại trừ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể gây ra tai nạn, chấn thương cho chính người lao động.
- Ý nghĩa của công tác ATLĐ nhìn dưới góc độ hình sự, dân sự, kinh tế, xã hội

1.2

Quyền và nghĩa vụ của NLĐ trong việc chấp hành quy định về an toàn lao động. Các chính sách, chế độ về bảo hộ lao động đối với NLĐ

Làm cho người học nắm được quyền và nghĩa vụ của NLĐ và của người sử dụng lao động, của tổ chức công đoàn trong việc chấp hành quy định về an toàn lao động nêu trong các văn bản hiện hành của nhà nước về bảo hộ lao động.

1.3

Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn:
- Nguyên lý chung

Làm cho người học hiểu được:
- Các khái niệm cơ bản về: sự an toàn, yếu tố nguy hiểm, mức độ rủi ro, sự cố, tai nạn lao động.
- Các nguyên nhân căn bản gây nên sự cố và TNLĐ (tình trạng thiết bị, điều kiện làm việc, nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nhận thức, trình độ, sức khỏe của NLĐ)

2

Một số khái niệm cơ bản:

 

2.1

Giới thiệu:

- Giới thiệu cho người học những nguy cơ từ hóa chất và ý nghĩa quan trọng của việc kiểm soát vòng đời của hóa chất đối với công tác an toàn.

2.2

An toàn khi làm việc với hóa chất:

Làm cho người học nhận thức được:
+ Hóa chất đi vào cơ thể như thế nào.
+ Cách hóa chất tác động lên cơ thể người.
+ Các khái niệm hay dùng trong đánh giá độc tính
+ Các nhóm độc chất phổ biến.
+ Biện pháp quản lý hạn chế tác hại của hóa chất

2.3

Các biện pháp Nhận diện – Phân loại – Ghi nhãn.

Giúp cho học viên hiểu được ý nghĩa quan trọng của việc nhận dạng , phân loại và ghi nhãn và nắm được các khái niệm:
+ Bảng thông tin an toàn hóa chất ( MSDS )
+ Hệ thống nhận diện hóa chất, số CAS, UN
+ Qui cách nhãn: biểu tượng cảnh báo, mã rủi ro (risk phrases), mã an toàn (safety phrases )

2.4

An toàn khi vận chuyển và tàng trữ hóa chất:

Làm cho người học hiểu được qui cách phân loại và nhóm đóng gói khi vận chuyển và các yêu cầu căn bản cho kho chứa, tồn trữ.

3

Nguyên lý kỹ thuật trong hạn chế tác hại của hóa chất.

Giúp cho học viên nắm được:
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hấp thụ hóa chất
+ Các biện pháp công nghệ, kỹ thuật để ngăn ngừa tác động của hóa chất: thay thế, cách ly, thông gió …
+ Việc sử dụng phương tiên bảo vệ cá nhân:
- Khi nào cần sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Loại phương tiện bảo vệ cá nhân nào cần sử dụng
- Phương pháp đeo, mặc, cởi bỏ, điều chỉnh phương tiện bảo vệ cá nhân
- Giới hạn bảo vệ của phương tiện bảo vệ cá nhân
- Phương pháp bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân

4

Các biện pháp xử lý sự cố liên quan đến hóa chất

Làm cho người học nắm được các bước xử lý cơ bản khi xảy ra sự cố hay tai nạn:
+ Phương pháp nhận thức tình huống và loại bỏ nguy hiểm.
+ Nguyên tắc bảo vệ / sơ cứu người bị nạn
+ Kế hoạch sơ tán
+ Khắc phục sự cố rò rỉ
+ Đặc điểm của việc chữa cháy hóa chất
Lưu ý: Cần thông báo rõ với doanh nghiệp và người học về việc Nội dung khóa học không bao gồm việc huấn luyện sơ cấp cứu.

5

Kiểm tra cuối khóa

Theo hình thức trắc nghiệm.

Các bài đăng khác

Giới thiệu- Công ty TNHH Kiểm định và huấn luyện kỹ thuật an toàn V.N

Giới thiệu- Công ty TNHH Kiểm định và huấn luyện kỹ thuật an toàn V.N Công ty TNHH Kiểm định và huấn luyện kỹ thuật an toàn V.N là đơn vị đăng ký thực hiện Kiểm định nhà nước về kỹ thuật an toàn các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Xem thêm

Hình ảnh hoạt động

Tin tức

CÔNG VĂN TRÁI VỚI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
CÔNG VĂN TRÁI VỚI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 26/11/2023 433/GĐ-ATXD ngày 21-05-2021 Phủ nhận các quy định của pháp luật, đẩy Vận thăng vào nguy cơ mất an toàn
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thủy lực
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thủy lực 15/05/2017 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với thang máy thủy lực thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy chở hàng (dumbwaiter)
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy chở hàng (dumbwaiter) 15/05/2017 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các thang máy chở hàng dẫn động điện và thủy lực (sau đây gọi tắt là thang máy chở hàng) thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đu quay
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đu quay 15/05/2017 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các trò chơi đu quay thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.