Bệnh nhiễm độc chì vô cơ

Ngày đăng: 18/05/2017

Bệnh nhiễm độc chì vô cơ rất thường gặp trong sản xuất cũng như trong đời sống thường nhật, do chì khá phổ biến ở mọi nơi, mọi chỗ. Chì vô cơ là kim loại nặng thường dùng trong công nghiệp, do chì đã được sử dụng từ thời cổ đại nên tác hại của nó đã được phát hiện rất sớm.

Bệnh nhiễm độc chì vô cơ

Bệnh nhiễm độc chì vô cơ

I. NGUYÊN NHÂN

Hiện nay số ngành công nghiệp có sử dụng nhiều chì và tiếp xúc với chì là rất nhiều. Ngành khai thác mỏ và luyện chì, kẽm đứng đầu về số lượng chì có khả năng gây hại do chì quặng hoặc chì có trong quặng kẽm. Chì bụi hoặc chì bay hơi đều gây hại như nhau tuy đường vào cơ thể có khác nhau.

Trong công nghiệp luyện kim màu và luyện kim đen đều có chì và khả năng gây hại của chì, do sự nhiễm lẫn của chì trong quặng sắt và nhiều loại quặng khác là rõ rệt.

Các ngành công nghiệp sản xuất sành sứ, ống nước, đạn dược, ắc quy, sơn mài...

đều có dính líu đến chì, do chì ở dạng hợp chất được đưa vào sử dụng có mục đích hoặc không mục đích.

Chì vô cơ có thể xâm nhập vào cơ thể theo nhiều đường khác nhau: Đường hô hấp: hít phải hơi, khói và bụi chì hạt nhỏ đây là con đường chính.

- Đường miệng: Người ta có thể nuốt trực tiếp chì (từ bàn tay, thức ăn, nước uống, thuốc lá hay những vật khác dây bẩn chì đưa lên miệng), hoặc chất đờm phế khí quản có chì.

- Đường da: Chì vô cơ hấp thụ qua da rất ít so với chì tetraethyl. Muối naphtenat chì có trong một số dầu, mỡ dùng trong công nghiệp có thể hấp thu qua da

II. BỆNH LÝ.

2.1. Nhiễm độc cấp

Có thể nhiễm độc cấp do nuốt phải axetat chì (tai nạn hoặc do nhầm lẫn), hiện nay ít gặp, những triệu chứng thường gặp là:

- Rối loạn tiêu hoá: đau thượng vị, đaưbụng, nôn mửa.

- Tổn thương thận: đái ra Albumin, trụ niệu, đái ít hoặc vô niệu.

- Đôi khi có tổn thương gan, suy giảm chức năng gan.

- Co giật và hôn mê dẫn đến chết sau 2 ¸ 3 ngày.

Nhiễm chì cấp tính cũng thường gặp do hít phải lượng chì lớn gây đau các dây thần kinh và cơ...

2.2. Nhiễm độc mạn tính

Rất thường gặp và người ta chia ra 3 giai đoạn:

Giai đoạn tiền nhiễm độc chì hay thâm nhiễm chì.

Giai đoạn nhiễm độc chì rõ.

Giai đoạn nhiễm độc nặng để lại biến chứng.

III. Chuẩn đoán

Nhiễm độc chì thường trải qua hai giai đoạn thâm nhiễm và nhiễm độc với các

triệu chứng lâm sàng cấp và mạn tính hoặc các hội chứng nặng. Trên cơ sở những biểu

hiện bệnh l. lâm sàng cần được xem xét mối liên quan với môi trường lao động hoặc

sinh sống có tiếp xúc với chì, sau đó tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết

để chẩn đoán theo tiêu chuẩn với một quy trình chặt chẽ.

Các chỉ số cận lâm sàng cần xem xét là:

- Delta - ALA niệu lớn hơn hoặc bằng 10mg/l.

- Hồng cầu hạt ái kiềm trên 0,5 ‰

- Huyết sắc tố dưới 1%

- Chì niệu trên 50mg/l

- Chì huyết dưới 50mg%

IV. PHÒNG BỆNH

- Tổ chức lao động hợp lý cho các công đoạn sản xuất có nguy cơ tiếp xúc với chì, không phân bố rải rác khắp nhà máy, mà ngược lại phải tập trung lại. Điều này tránh làm ô  nhiễm toàn bộ nhà máy và thuận tiện cho việc trang bị hệ thống thông gió hút bụi, thải độc có hiệu lực. Nếu điều kiện cho phép, thiết bị kín là tốt nhất.

- Thông gió: Chủ yếu là dùng hệ thống hút bụi tại chỗ ở nơi phát sinh bụi, hơi khói chì (phòng bụi từ nguồn phát sinh)

- Giữ vệ sinh chung nơi làm việc: Tạo điều kiện để cọ rửa bằng nước thường xuyên tránh để bụi chì tích đọng lại trong cơ sở sản xuất.

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân tốt bằng các phương tiện: tắm rửa, tủ để quần áo bảo hộ lao động riêng, quần áo đi làm triêng, nơi ăn uống, hút thuốc cách xa nơi sản xuất.

- Kiểm tra thường xuyên nồng độ chì trong không khí ở nơi làm việc.

- Biện pháp bảo vệ cá nhân: Có thể sử dụng mặt nạ có hộp lọc, song cần được lau chùi thường xuyên, không ăn, hút thuốc trong phân xưởng, rửa tay và tắm sau mỗi ngày làm việc.

- Những người thiếu máu, nghiện rượu, những người có tổn thương thận, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú là đối tượng cần lưu ý khi tuyển dụng.

- Cần tìm hiểu những triệu chứng do thấm nhiễm và những biểu hiện lâm sang đầu tiên của nhiễm độc chì, thực hiện những test sinh học để kịp thời phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm tránh tai biến cho bệnh nhân.

Nguồn tài liệu tham khảo:

- Bệnh Nghề Nghiệp - tác giả PGS. Lê Trung

- Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp - tác giả PGS. TS ĐỖ HÀM

Giới thiệu- Công ty TNHH Kiểm định và huấn luyện kỹ thuật an toàn V.N

Giới thiệu- Công ty TNHH Kiểm định và huấn luyện kỹ thuật an toàn V.N Công ty TNHH Kiểm định và huấn luyện kỹ thuật an toàn V.N là đơn vị đăng ký thực hiện Kiểm định nhà nước về kỹ thuật an toàn các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Xem thêm

Hình ảnh hoạt động

Tin tức

CÔNG VĂN TRÁI VỚI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
CÔNG VĂN TRÁI VỚI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 26/11/2023 433/GĐ-ATXD ngày 21-05-2021 Phủ nhận các quy định của pháp luật, đẩy Vận thăng vào nguy cơ mất an toàn
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thủy lực
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thủy lực 15/05/2017 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với thang máy thủy lực thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy chở hàng (dumbwaiter)
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy chở hàng (dumbwaiter) 15/05/2017 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các thang máy chở hàng dẫn động điện và thủy lực (sau đây gọi tắt là thang máy chở hàng) thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đu quay
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đu quay 15/05/2017 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các trò chơi đu quay thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.