Một số kết quả thực hiện công tác huấn luyện, thông tin tuyên truyền về ATVSLĐ ở Thái Nguyên

Ngày đăng: 15/05/2017

Để đảm bảo an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên, người lao động, nhiều năm qua, tỉnh đã luôn chú trọng, đề cao và quan tâm tới công tác huấn luyện, thông tin tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động.

Tỉnh Thái Nguyên hiện có hơn 2100 doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2015, toàn tỉnh xảy ra 82 vụ tai nạn lao động; số người bị nạn là 83 người; số người chết là 19 và số người bị thương là 64 người. So với năm 2014, giảm được 13 vụ, 20 người bị nạn, 2 người chết và 22 người bị thương. Trong đó, các doanh nghiệp để xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động là Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG; Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên; Công ty TNHH Shinwwon Hà Nội… Lĩnh vực xảy ra tai nạn lao động chết người chủ yếu là khai thác khoáng sản, sản xuất gang thép và sản xuất vật liệu xây dựng. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do người bị nạn vi phạm quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc an toàn.

Việc đảm bảo môi trường lao động lành mạnh, an toàn, ngăn ngừa và giảm nguy cơ tai nạn, cháy nổ và bệnh nghề nghiệp là một yêu cầu trọng yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ý thức được vấn đề này, để đảm bảo an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên, người lao động, nhiều năm qua, tỉnh đã luôn chú trọng, đề cao và quan tâm tới công tác huấn luyện, thông tin tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động.

Cụ thể, thực hiện Bộ luật lao động, Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về “Đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”, thời gian qua, công tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực trong việc cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn cho người lao động, góp phần quan trọng vào việc phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng môi trường làm việc.

Theo báo cáo, về công tác huấn luyện, trong năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh tổ chức được 01 lớp huấn luyện nâng cao năng lực về công tác an toàn, vệ sinh lao động cho 200 cán bộ huyện, xã, phường, thị trấn; 01 lớp tập huấn xây dựng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho 50 người lao động thuộc các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và 7 lớp huấn luyện về công tác An toàn, vệ sinh lao động cho 460 người lao động (bao gồm: 01 lớp huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho 50 người là cán bộ an toàn của các doanh nghiệp và 06 lớp cho 410 người lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh). Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2016, theo báo cáo của 9 cơ sở có chức năng huấn luyện ATVSLĐ thì chỉ riêng về huấn luyện ATVSLĐ, toàn tỉnh đã tổ chức 8 lớp; trong đó, 02 lớp cho người sử dụng lao động với số lượng là 56 người và 06 lớp cho người lao động với số lượng là 345 người).

Cùng với đó, trong việc triển khai và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lao động, hàng năm, tỉnh đều kiện toàn Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia và đã chỉ đạo, duy trì và tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ-PCCN trên địa bàn tỉnh với nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao ý thức, nhận thức về đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp và người lao động; báo cáo đầy đủ, đúng hạn công tác tổ chức Tuần lễ quốc gia. Đồng thời, thường xuyên triển khai các hoạt động tập huấn, phát hành các tài liệu, ấn phẩm, tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về Bộ Luật lao động, Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành tới các doanh nghiệp.

Việc tổ chức huấn luyện, thông tin tuyên truyền về an toàn là một trong các biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo an toàn lao động. Tuy nhiên, thời gian qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên, công tác này vẫn còn tồn tại một số hạn chế.

Cụ thể, về công tác huấn luyện ATVSLĐ, việc thực hiện công tác này còn thấp, số người được huấn luyện so với số người lao động trên địa bàn tỉnh không cao, đặc biệt là các lao động không có quan hệ lao động. Việc báo cáo công tác huấn luyện của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các tổ chức hoạt động dịch vụ trên địa bàn còn chưa đầy đủ. Và thực tế, trên địa bàn vẫn còn nhiều vụ tai nạn lao động xảy ra do người lao động chưa được huấn luyện về công tác an toàn.

Về công tác tuyên truyền phổ biến chính sách về ATVSLĐ, công tác này mới chỉ tập trung đẩy mạnh tuyên truyền trong dịp tổ chức Tuần lễ quốc gia An toàn, Vệ sinh lao động mà chưa có nhiều hoạt động tuyên truyền được duy trì, tổ chức thường xuyên trong năm. Nội dung, hình thức tuyên truyền ít có sự đổi mới, chưa cụ thể và chưa phù hợp với từng nhóm đối tượng. Đặc biệt là trong nhóm người lao động làm trong các ngành, lĩnh vực đặc thù như: khai khoáng, xây dựng, hóa chất, điện, trong các làng nghề, trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, khu vực miền núi... thì việc huấn luyện, thông tin vẫn còn rất hạn chế.

Để công tác huấn luyện, thông tin tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn đạt hiệu quả, cần thiết phải có sự vào cuộc từ nhiều phía gồm cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị chủ quản cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp, người lao động, của tổ chức được huấn luyện ATLĐ, VSLĐ và cấp chứng chỉ huấn luyện. Trong đó, cần thực hiện đồng bộ hai giải pháp sau đây:

Một là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn tỉnh, mở rộng tới các cấp quận, huyện, xã phường, trong các khu vực vừa và nhỏ, trong các làng nghề, nông nghiệp; chú trọng tuyên truyền tới người lao đông trong cả khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động theo qui định của Luật ATVSLĐ. Thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại với doanh nghiệp để nắm bắt thực tiễn, các kiến nghị của doanh nghiệp trong triển khai Luật ATVSLĐ.

Hai là, chú trọng và tăng cường công tác quản lý, giám sát và tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho các doanh nghiệp, người lao động; đặc biệt là cho những người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trên địa bàn tỉnh; mở rộng công tác huấn luyện cho các đối tượng lao động không có quan hệ lao động.

Giới thiệu- Công ty TNHH Kiểm định và huấn luyện kỹ thuật an toàn V.N

Giới thiệu- Công ty TNHH Kiểm định và huấn luyện kỹ thuật an toàn V.N Công ty TNHH Kiểm định và huấn luyện kỹ thuật an toàn V.N là đơn vị đăng ký thực hiện Kiểm định nhà nước về kỹ thuật an toàn các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Xem thêm

Hình ảnh hoạt động

Tin tức

CÔNG VĂN TRÁI VỚI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
CÔNG VĂN TRÁI VỚI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 26/11/2023 433/GĐ-ATXD ngày 21-05-2021 Phủ nhận các quy định của pháp luật, đẩy Vận thăng vào nguy cơ mất an toàn
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thủy lực
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thủy lực 15/05/2017 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với thang máy thủy lực thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy chở hàng (dumbwaiter)
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy chở hàng (dumbwaiter) 15/05/2017 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các thang máy chở hàng dẫn động điện và thủy lực (sau đây gọi tắt là thang máy chở hàng) thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đu quay
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đu quay 15/05/2017 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các trò chơi đu quay thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.